Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2023

Quy luật cơ bản của thị giác với khối trong môi trường 3d máy tính

Chương 2 - Quy luật cơ bản của thị giác với khối trong môi trường 3d máy tính


2.1. Điều kiện cảm nhận thị giác. Ánh sáng và màu sắc trên máy tính 3D.

2.1.1. Một số khái niệm về điều kiện cảm nhận thị giác trước một màn hình máy tính.

Độ phân giải hình ảnh là gì?

Khái niệm “resolution” - “độ phân giải” chỉ lượng thông tin như thế nào đó để thị giác có điều kiện tiếp nhận được, chứa đựng trong một tập tin ảnh kỹ thuật số được hiển thị trên các thiết bị hoặc được in ra, thông thường được đo bằng pixel. Nói một cách tổng quát, độ phân giải của bức ảnh càng cao, thì việc hiển thị nó trên website hoặc trang in, nhằm làm cho thị giác chúng ta cảm thấy rõ chi tiết và độ mượt mà của bức ảnh. Do đó một vài bức ảnh có độ phân giải rất cao có thể chứa nhiều pixels hơn mức mà mà thị giác có thể nhìn thấy.

Pixels và Megapixels là gì?

Một pixel là một khối màu rất nhỏ và là đơn vị cơ bản nhất để tạo nên một bức ảnh kỹ thuật số. Một bức ảnh kỹ thuật số có thể được tạo ra bằng cách chụp hoặc bằng một phương pháp đồ họa nào khác - được tạo nên từ hàng ngàn hoặc hàng triệu pixel riêng lẻ. Bức ảnh càng chứa nhiều pixel thì càng chi tiết. Một triệu pixel tương đương với 1 megapixel. Do đó, một máy ảnh kỹ thuật số 3.1 megapixel có thể chụp được những bức ảnh chứa hơn 3 triệu pixel.

Hầu hết các chương trình ứng dụng đồ họa 3D đều diễn tả độ phân giải của hình ảnh bằng pixel dimensions - kích thước pixel, với số đo chiều ngang đi trước. Như vậy, một hình ảnh có kích thước là “2592x1944” sẽ chứa 2,592 pixel trên mỗi hàng ngang và 1,944 pixel trên mỗi hàng dọc. Nhân 2 con số này với nhau sẽ cho ta 5,038,848 pixel hay độ phân giải xấp xỉ 5 megapixel.

Mối liên hệ giữa độ phân giải và kích cỡ file.

Nói chung, hình ảnh càng nhiều megapixel thì càng cần sử dụng nhiều bộ nhớ trên ổ cứng hoặc website để lưu trữ. Tuy nhiên, định dạng ảnh bạn chọn để lưu ảnh cũng ảnh hưởng đến kích cỡ của nó.

Nếu một tấm ảnh kỹ thuật số 3.1 megapixel được lưu theo định dạng JPEG với mức nén ảnh thấp sẽ chiếm khoảng 600KB không gian ổ cứng. Ngược lại, cũng chính bức ảnh đó nếu được lưu dưới định dạng không nén TIFF sẽ chiếm khoảng 9MB không gian lưu trữ.

Mối liên hệ giữa độ phân giải với kích thước của ảnh.

Ảnh càng lớn thì không chỉ càng chiếm dụng nhiều không gian lưu trữ mà còn hiển thị càng lớn trên màn hình của bạn hoặc khi in nó ra. Ví dụ, một bức ảnh 5 megapixel sẽ chứa nhiều pixel hơn theo chiều ngang cũng như theo chiều dọc so với một bức ảnh chỉ có 3 megapixel, do đó nó sẽ chiếm nhiều chỗ hơn trên màn hình khi xem với kích thước đầy đủ (full size) của nó. Tuy nhiên, một bức ảnh được lấy trực tiếp từ máy ảnh kỹ thuật số với kích thước như vậy sẽ là quá rộng đối với hầu hết máy in và quá lớn với các website. Điều đó có nghĩa là cần thu nhỏ bức ảnh lại trên máy tính.

Khi thu nhỏ bức ảnh bằng một ứng dụng biên tập ảnh, thực ra nó sẽ loại bỏ bớt các pixel khỏi bức ảnh để làm nó nhỏ lại. Quá trình này sẽ làm giảm chất lượng bức ảnh đến một mức nào đó. Thực ra, quá trình loại bỏ bớt dữ liệu (remove data hay downsample) luôn tốt hơn quá trình thêm dữ liệu (add data hay resample) để làm tấm ảnh lớn hơn.

Phân biệt giữa Pixels Per Inch và Dots Per Inch.

Mặc dù thường được dùng thay thế cho nhau, tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, pixels per inch (PPI) và dots per inch (DPI) không phải là một.

PPI chỉ số lượng pixel có trên 1 inch của một bức ảnh số hoặc màn hình máy tính. PPI tuy không ảnh hưởng đến chất lượng thực sự của bản thân bức ảnh nhưng nó có thể ảnh hưởng đến việc hiển thị bức ảnh đó trên trang web hoặc bản in.

DPI, ở một khía cạnh khác, lại chỉ độ phân giải của các bản in mà máy in có thể tạo ra. Đây là một đặc tính vật lý của máy in. Mỗi dot  của máy in đều có kích thước vật lý xác định (điểm đen). Máy in sử dụng các dot mực để hiển thị hình ảnh, máy in tạo ra càng nhiều dot trên một inch vuông thì chất lượng bản in càng cao. Các dòng máy in cấp thấp có DPI thấp trong khi các dòng máy in cấp cap sẽ có DPI cao. Ví dụ: một máy in hỗ trợ 1200DPI có nghĩa là máy thể in 1200 điểm trên 1 inch (theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc).


 

Khi in ấn, một điểm quan trọng cần chú ý, đó là phải đảm bảo rằng DPI phải lớn hơn hoặc bằng PPI. Nếu DPI nhỏ hơn PPI, máy in sẽ không thể thể hiện được đầy đủ được độ phân giải cao của tấm ảnh. Nếu DPI lớn hơn PPI, máy in sẽ sử dụng nhiều dot mực để biểu diễn một pixel. Trái ngược với PPI, DPI không phụ thuộc vào kích cỡ trang in. DPI là một chỉ số cố định với một máy in cho trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đáng chú ý nhất

Bài thứ #1: Giới thiệu chi tiết cách sử dụng phần mềm Zbrush | Học Zbrush

Đăng ký khoá học Zbrush: Đào tạo nhân sự đang hoạt động trong lĩnh vực Cnc (gỗ và đá), Thiết kế trang sức, In3d, Tạo hình nhân vật, Kiến trú...