Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

Phần 01: Tài liệu hướng dẫn sử dụng Zbrush căn bản và nâng cao

CHƯƠNG I.

GIỚI THIỆU GIAO DIỆN, TÍNH NĂNG VÀ CÔNG CỤ.

Trong lĩnh vực ứng dụng hiện nay, Zbrush đã được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến. Lý do đã có nhiều ngành nghề trong xã hội đã cần đến chúng nhờ các loại máy in 3D, máy khắc gỗ CNC, máy phay 3D kim loại, in 3D kim loại, máy in sáp, máy khắc Laze... giá rẻ đã tiếp cận được với cuộc sống.

  Nhiều ngành nghề như 3d print model, thiết kế nội thất, thiết kế nhân vật 3d, thiết kế nữ trang, tạo mẫu đúc đồng, làng nghề thủ công làm tượng mỹ nghệ gỗ, đồng, tạo mẫu xây nhà cửa, tạo mẫu hoa văn trang trí, nghề thiết kế quảng cáo in trực tiếp... đều tiếp cận với những ứng dụng này. Nhất là nhiều bạn đang mày mò thiết kế đồ họa 3D tại nhà do không có điều kiện tới các trung tâm.

   Đã có nhiều phần mềm 3D được sử dụng trước đây để giải quyết tạo hình trên máy, nhưng có lẽ chỉ có Zbrush là có sự tạo hình trực quan và sinh động, thích hợp dễ sử dụng hơn cả cho công việc modeling...

   Với các bạn mới học, hoặc học đã qua các lớp căn bản digital sculpting nhưng muốn nghiên cứu nâng cao Zbrush để sử dụng cho những lĩnh vực chuyên môn riêng của mình đã gặp phải không ít khó khăn trên bước đường học tập. Đó chính là rào cản ngôn ngữ, sự không có hệ thống hóa kiến thức lý thuyết của phần mềm khi tự học Zbrush. Hiện nay phần lớn các bài hướng dẫn có giá trị nội dung đều bằng tiếng Anh. Video dạy sử dụng Zbrush bằng tiếng Việt đã có nhiều người làm rất tốt và có nhiều ưu điểm như dễ tiếp thu, nhưng vì sự hạn chế của loại hình video (dài, hình mờ, mất nhiều thời gian khi tham khảo) thì chỉ đề cập một phần rất ít nội dung những tính năng có trong phần mềm. Ngoài ra video cũng không thể hệ thống hóa một lượng kiến thức đồ sộ trong khi tự học Zbrush.

ZBrush là chương trình điêu khắc kỹ thuật số, là một hiện tượng cách mạng trong nền công nghiệp 3D bằng các tính và thế mạnh năng thế mạnh của nó trong điêu khắc. Nó hết sức trực quan dù là đang làm việc trên máy tính. Được xây dựng với giao diện hết sức thân thiện và dễ làm quen ngay với cả những người mới làm quen với nó. ZBrush được đánh giá là công cụ tiên tiến nhất thế giới cho các họa sỹ kỹ thuật số. Với một kho đồ sộ các hình khối có khả năng mở rộng theo trí tưởng tượng, ZBrush tạo cho người dùng những kinh nghiệm và năng khiếu tự nhiên đáng kinh ngạc với cảm hứng của các nghệ sỹ. Với khả năng điêu khắc hàng tỷ đa giác, ZBrush cho phép chúng ta sáng tạo hết khả năng tưởng tượng của mình.

Trình đơn của Zbrush được thiết kế trên nguyên tắc quay vòng, làm việc liên tục theo phương pháp phi tuyến tính và chế độ tự do. Cách này làm cho các hình khối 3D, ảnh 2D và các Pixols 2.5D dễ tương tác với nhau trên những đường nét mới và đồng bộ.

ZBrush cung cấp cho chúng ta tất cả các công cụ cần thiết đế phác thảo nhanh ý tưởng 2D và 3D và nắm bắt ý tưởng định hướng hoàn thành công việc. Chúng ta có thể tạo ra bản kết xuất như thật (render) trực tiếp tại ZBrush với nguồn sáng nhân tạo và tự nhiên. Với khả năng xuất (export) dự liệu to lớn với nhiều phương án, chúng ta có thể sẵn sàng cho việc xuất ra máy in 3D cũng như sử dụng trong các ứng dụng kỹ thuật số khác.

Vì ZBrush có khả năng xử lý mạnh, nên chúng ta khắc và vẽ hàng triệu đa giác mà không phải bận tâm đến việc mua card màn hình đắt tiền. Chính vì lý do đó mà ZBrush được mọi nghệ sỹ từ người làm Game đến người làm các bộ phim lớn tin dùng.

1.1. Cấu hình máy tính cần có khi sử dụng Zbrush.

Với phần mềm ZBrush 2022. Cấu hình máy tính cần thiết như sau:

Hệ điều hành: Win 10 (32-bit / 64-bit)

Phần cứng máy tính: Bộ xử lý Intel® Core™ i3 trở lên.

RAM: Tối thiểu là 8GB.

HDD: Khoảng 50 GB trống cho ổ đĩa C.

Pen Tablet (Bảng vẽ điện tử): Wacom hoặc các bảng khác có độ tương thích.

Màn hình: độ phân giải 1280 × 1024 màn hình hoặc cao hơn (32 bit).

Yêu cầu hệ thống tối thiểu:

ZBrush 2022 - Macintosh (Hệ điều hành chuyên cho Đồ họa vi tính).

Yêu cầu:

Hệ điều hành: Mac OSX mới nhất.

CPU: Intel Macintosh

RAM: 8GB cần thiết để làm việc với nhiều triệu polys.

HDD: 50GB ổ cứng không gian tự do cho đĩa đầu.

Pen Tablet (nếu sử dụng): Wacom hoặc bảng vẽ tương thích.

 

1.2. Giao diện của Zbrush.

Giới thiệu giao diện tổng thể.

ZBrush là một phần mềm điêu khắc kỹ thuật số, chương trình này là một cuộc cách mạng hóa ngành công nghiệp 3D với các tính năng hết sức mạnh mẽ vì sự sáng tạo và điêu khắc một cách trực quan theo cảm giác của người nghệ sĩ. Được xây dựng trong một giao diện thân thiện, dễ sử dụng, ZBrush cung cấp các công cụ mạnh nhất cho các nghệ sĩ  sáng tạo bằng kỹ thuật số. Với một kho công cụ của các tính năng được phát triển với các tính năng sử dụng, ZBrush tạo ra một trải nghiệm vô cùng tự nhiên, đồng thời tạo cảm xúc cho các nghệ sĩ khi sử dụng chúng. Với khả năng điêu khắc mỗi vật thể lên đến một tỷ các đa giác (thuật ngữ trong kỹ thuật 3D), ZBrush cho phép sáng tạo không giới hạn, bởi trí tưởng tượng của người sử dụng.

Được thiết kế theo một nguyên tắc liên hoàn, khoa học, và dễ sử dụng nhất, các trình đơn trong ZBrush làm việc cùng nhau trong một phương pháp liên kết chặt chẽ  và tự do điều chỉnh. Điều này tạo điều kiện cho sự tương tác của các mô hình 3D, hình ảnh 2D theo những cách mới và độc đáo.


ZBrush cung cấp cho ta tất cả các công cụ cần thiết để nhanh chóng phác thảo ra một khái niệm 2D hoặc 3D và sau đó lấy ý tưởng và biến tất cả các ý tưởng đó thành hiện thực. Ta có thể trực tiếp làm trong ZBrush với ánh sáng và môi trường không gian sống động như thật ở ngoài. Với nhiều tùy chọn trích xuất sang các file 3D được hỗ trợ bởi các phần mềm tương tác 3D khác, người sử dụng có thể dễ dàng chuẩn bị tác phẩm của mình để in 3D hoặc sử dụng trong bất kỳ ứng dụng kỹ thuật số khác như phim hoạt hình, game...

Người dùng ZBrush sẽ nhanh chóng làm quen được với giao diện thân thiện nhưng mạnh mẽ của nó, có thể điêu khắc và vẽ bằng màu sắc với hàng triệu đa giác mà không cần phải trang bị card đồ họa đắt tiền cho máy tính. Chính vì vậy, đó là lý do tại sao ZBrush được sử dụng bởi nhiều người để chế tác các tác phẩm điêu khắc số trong studio game và các bộ phim nổi tiếng.

Tổng quan giao diện.

Số 1- Cửa sổ Zbrush: Các cửa sổ trong Zbrush (hầu hết), có độ tùy biến rất cao và được đặt theo bất kỳ vị trí nào mà phù hợp với mục đích, sở thích cá nhân của nghệ sĩ khi triển khai công việc.

Số 2- Canvas trong chế độ 2D (ZBrush canvas): Khác với các phần mềm 2D được đo bằng đơn vị pixel, hay pel (viết tắt tiếng Anh: picture element), thì canvas có kích thước nhưng được đo bằng pixols. Bởi trong canvas có thể chứa các thông tin 2D, 2.5D và cả các yếu tố có tính chất 3D. Không giống như các phần mềm 3D khác, ZBrush không phải là một không gian 3D, mà trong đó camera (điểm nhìn  xuất phát từ người sử dụng) có thể được di chuyển. Các đối tượng, được chế tác ở phía trước của camera, trong canvas. Để dễ hình dung, hãy tưởng tượng canvas của ZBrush giống như một cửa sổ trong căn nhà của ta, nhìn ra không gian ngoài cửa sổ. Tức  vào một thế giới 3D có độ xa, sâu. Đối tượng có thể được di chuyển trong cửa sổ, nhưng toàn bộ khung cảnh không thể di chuyển. Đây là một yếu tố quan trọng làm cho ZBrush có thể làm việc với hàng triệu đa giác được tương tác trong thời gian thực.

Hình 1.2: Giao diện chi tiết của Zbrussh.

Với các chương trình khác, nếu xử lý một đoạn video, ta phải theo dõi mọi phần tử của khung cảnh mọi lúc mọi nơi, từ mọi góc độ, bất kể một cái gì đó là có thể nhìn thấy từ camera (góc nhìn người sử dụng). Do vậy toàn bộ tài nguyên hệ thống, được dành cho quản lý khung cảnh. Nhưng trong ZBrush nó dành toàn bộ những nguồn lực và tập trung chúng vào một đối tượng duy nhất, cho phép ta làm tốt nhất công việc, mà trong bất kỳ các  chương trình 3D khác không có.

Số 3- Khay (Trays) bên trái và bên phải: Đây là những khung hình xác định vị trí cực trái và cực phải của cửa sổ Zbrush, có thể nhận được một bảng chức năng (palettes) hoặc nhiều bảng chức năng xếp liên tiếp nhau. Để mở hoặc đóng một khay, nhấp vào biểu tượng của menu đó nằm trên đầu của nó. Theo mặc định, khay bên phải được mở và khay trái bị đóng (ẩn). Người dùng có thể kéo một bảng trên menu vào khay (trái hoặc phải) bằng cách kéo biểu tượng nhỏ của nó phía trên.

Số 4- ZBrush Palettes: Các bảng (palettes) tổ chức và quản lý tất cả các công cụ, tiện ích và cài đặt (tools, utilities and settings) của Zbrush. Mỗi bảng dành riêng cho một bộ tính năng liên quan. Ví dụ, bảng Tool chứa tất cả các tính năng liên quan đến các đối tượng 3D lưu trữ và chỉnh sửa các mô hình khác nhau (bao gồm cả các mô hình 3D). Những bảng này được sắp xếp theo thứ tự chữ cái trên cùng của cửa sổ, ngay bên dưới thanh tiêu đề ZBrush, nơi có nhiều các chương trình khác có thanh thực đơn của mình. Ta cũng có thể tạo bảng mang đậm dấu ấn cá nhân thông qua các tính năng tùy biến giao diện của ZBrush.

Danh sách các bảng menu chính trên giao diện của Zbrush (List of the ZBrush palettes).

Alpha: Tải, chỉnh sửa và tạo ra các bản alpha, được sử dụng kết hợp với dao khắc (brush) và các mục đích khác. Nó góp phần tạo ra các loại bề mặt trên đối tượng

Brush: Chọn dao khắc và điều chỉnh các thiết lập để phù hợp với sự sáng tạo của ta.

Color: Chọn và chỉnh sửa màu sắc cho canvas hoặc mô hình 3D.

Document: Thay đổi kích thước, lưu hoặc nạp ZBrush canvas.

Draw: Cung cấp các thiết lập quan trọng đối với cách hoạt động với mọi công cụ.

Edit: Hoạt động hoàn tác và thiết lập lại sự thay đổi.

File: Lưu và tải một loạt các tập tin ZBrush từ một địa chỉ trên máy tính hoặc đĩa.

Layer: Các lớp riêng biệt được kết hợp với nhau trong một tài liệu ZBrush.

Light: Thiết lập và kiểm soát ánh sáng cho một khung cảnh.

Macro: Ghi và phát lại các hành động lặp đi lặp lại để cải thiện quy trình làm việc.

Marker : Đánh dấu và nhớ lại các đối tượng trên canvas.

Material : Lựa chọn và điều chỉnh vật liệu để tạo ra các bề mặt và các hiệu ứng khác nhau.

Movie : Tạo các đoạn phim ghi lại các buổi làm việc ZBrush hoặc khi các mô hình được hoàn chỉnh và kết thúc.

Picker : Thiết lập một số thuộc tính cho toàn cục bức tranh hoặc khối điêu khắc, chẳng hạn như màu sắc, chất liệu, chiều sâu và định hướng.

Preferences : Thiết đặt sở thích cá nhân, tùy chỉnh giao diện ZBrush và lựa chọn thuộc tính một số bức tranh và điêu khắc theo mặc định.

Render : Lựa chọn phương thức thực hiện rendering khác nhau và các tùy chọn.

Stencil : Điều chỉnh thuộc tính cho mặt nạ hoạt động khi vẽ hoặc điêu khắc.

Stroke : Cung cấp một loạt các loại stroke, trong đó xác định hình dạng, tính chất khác nhau cho mỗi công cụ được áp dụng khi con trỏ kéo trên canvas bằng tính năng sử dụng brush.

Texture : Một cấu trúc bề mặt được lưu thông tin trên hình ảnh để sử dụng khi vẽ hoặc để áp trên bề mặt của mô hình.

Tool: Công cụ được chọn để làm việc chính trên ZBrush, chứa các mô hình 3D, khối nguyên thủy và các công cụ vẽ 2.5D.

Transform : Điều chỉnh một đối tượng 3D xuất hiện trên canvas.

Zplugin : Đây là vị trí mặc định cho ZBrush bổ sung các phần mềm mở rộng chức năng của ZBrush.

Zscript : record, lưu, tải và chạy ZScript recordings.

Số 5- Sub-palettes (các bảng phụ): Đây là những phân nhóm tính năng trong mỗi bảng chức năng chính, có chứa các hành động khác nhau, tùy chọn và cài đặt, thiết lập có thể được áp dụng cho các ZTools (các dao khắc 3D, 2,5, khối nguyên thủy, v.v…), hoặc để giúp đỡ cho chu trình công việc thuận lợi hơn. Với một bảng điều chỉnh, các menu mới có thể được tạo ra và tùy chỉnh theo ý của người dùng. Nó cũng có thể được bổ sung bằng cách thêm các mục chức năng chi tiết ở các bảng, bảng phụ khác vào (bằng cách bấm Ctrl+Alt+kích chuột và kéo mục nào đó hay dùng vào vị trí). Hãy ghi nhớ rằng các bảng phụ rất linh động, có thể xuất hiện hoặc biến mất tùy thuộc vào lựa chọn hiện tại của ta. Ví dụ, bảng phụ Tool > Adaptive Skin chỉ xuất hiện (có mặt trong bảng) chỉ khi một ZSphere được chọn và đang được điều chỉnh. Lý do là trong thực tế, các đặc tính của bảng phụ này không áp dụng được cho các loại các đối tượng khác có trong bảng chính Tool. 

Số 6- Pop-up Windows: Khi nhấp vào một số biểu tượng hay yếu tố trong giao diện người dùng, một cửa sổ pop-up xuất hiện, có các chức năng tương ứng liên quan đến các biểu tượng nhấp vào. Các cửa sổ pop-up của Ztool, trong đó có xuất hiện các khối nguyên thủy 3D cũng như 2D và công cụ 2.5D. Những yếu tố quan trọng của giao diện người dùng như Brush 3D, Strokes, Alpha, Textures có cùng một loại cửa sổ pop-up. Bất cứ lúc nào ta thấy một biểu tượng xem trước, nhấp vào biểu tượng, sẽ kích hoạt một cửa sổ pop-up chứa đựng một thông tin nội dung của công cụ đó.

Số 7- The ZScript / Tutorial Window: Nằm ở dưới cùng của cửa sổ Zbrush (các phiên bản mới, nó nằm phía trên), khay này có thể được mở rộng hoặc tắt không cho xuất hiện giống như các khay trái và phải. Tuy nhiên, khay này có thể không nhận được những tùy biến như những bảng khác. Nó được sử dụng bởi các ZScript hoặc các cửa sổ hướng dẫn cho mục đích sử dụng.

Số 8- The Timeline: Được sử dụng để tạo ra hình ảnh động (animation). Theo mặc định, Timeline được ẩn. Để hiển thị Timeline, đi tới Movie > Timeline và bấm vào nút Show.

Số 9- The Title Bar: Nằm trên cùng của cửa sổ ZBrush. Ở phía bên trái nó chứa thông tin số phiên bản của ZBrush, ID phần cứng của ta (Nó không phải là thông tin bản quyền của ta và không gây ra nguy cơ bảo mật khi hiển thị nó trong một ảnh chụp màn hình) và thông tin sử dụng bộ nhớ. Bên phải là bảng điều khiển cho khả năng hiển thị, mặc định của ZScript (tải lại các thiết lập khởi động mặc định), các nút trợ giúp, các màu sắc chủ đề của giao diện, và cấu hình giao diện người dùng được cài đặt trước (UI configuration presets).

Số 10- The Top Shelf: Là kệ (Shelf) trên đầu cửa sổ Zbrrush, chứa các nút chức năng (lối tắt) chính để thiết lập dao khắc (Brush) và các thao tác ZTool. Khu vực này bao gồm tất cả các yếu tố ta sẽ cần dùng một cách thường xuyên để làm việc trên mô hình, hoặc bức vẽ của ta. Chế độ Edit, Move, Scale, Rotate, chế độ ZAdd hoặc ZSub, kích thước và độ cứng của dao khắc (Draw Size and Focal Shift), Z Intensity, truy cập vào các tiện ích quan trọng (Projection Master, Light Box, Quicksketch) và nhiều hơn nữa.

Số 11- The Left Shelf: Là kệ bên trái của sổ Zbrush có chứa các phím tắt chính để dùng cho chạm khắc khối và các yếu tố dùng trong hội họa. Các Brush (dao khắc), Strokes, Alphas, Textures, Materials, Color Picker, v.v… Tất cả các mục được dùng để chỉnh sửa các đối tượng, sau khi ta nhấp vào chúng và sử dụng chuột (hay bút vẽ cảm ứng) trên canvas.

Số 12- The Right Shelf: Kệ bên phải chứa các điều khiển để tương tác với canvas hoặc một mô hình 3D. Phần trên bao gồm các tính năng riêng cho thao tác duy nhất canvas: zoom in/out, scroll, antialiasing, 10% view, v.v…

Phía dưới là tính năng các biểu tượng cho thao tác một đối tượng 3D (ZTool): Scale, Rotate, Move và các yếu tố cần thiết cho khả năng hiển thị lưới và không gian làm việc 3D. Như khả năng điều chỉnh của grid visibility, transparency, frame view, Polyframe (wireframe), perspective v.v… Các nút này sẽ chuyển sang màu xám khi một mô hình không được vẽ trên canvas trong chế độ Edit. Nên nhớ các nút đầu ảnh hưởng đến giá vẽ của ta như một tổng thể, còn các nút dưới ảnh hưởng đến bất cứ điều gì ta đang làm điêu khắc với một mô hình cụ thể.

Số 13- Cửa sổ LightBox: Đây là thư viện bao gồm đủ thứ chủ chốt trong zbrush, cho phép ta duyệt qua các ZTools, textures, alphas và nhiều hơn nữa… nằm trên ổ cứng trước khi quyết định có sử dụng chúng hay không.

          Số 14- Other UI elements: Các yếu tố khác cùng cấu thành giao diện.

 ------------------------------------

Đọc tiếp phần 02:

https://3d-zbrush.blogspot.com/2023/06/phan-01-tai-lieu-huong-dan-su-dung.html

1 nhận xét:

  1. Đăng ký khoá học Zbrush: Đào tạo nhân sự đang hoạt động trong lĩnh vực Cnc, Thiết kế trang sức, In3d, Tạo hình nhân vật, Kiến trúc mô hình… Giảng viên Phan Xuân Hoà, liên hệ trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo: 0983983895

    Trả lờiXóa

Bài đáng chú ý nhất

Bài thứ #1: Giới thiệu chi tiết cách sử dụng phần mềm Zbrush | Học Zbrush

Đăng ký khoá học Zbrush: Đào tạo nhân sự đang hoạt động trong lĩnh vực Cnc (gỗ và đá), Thiết kế trang sức, In3d, Tạo hình nhân vật, Kiến trú...